Hiệu ứng Diderot: Vì sao chúng ta luôn tốn tiền vào những thứ không thực sự cần?

Nhà triết học nổi tiếng người Pháp Denis Diderot sống gần trọn cuộc đời trong nghèo khó, nhưng tất cả mọi thứ thay đổi vào năm 1765.

Khi đó, Diderot 52 tuổi và con gái ông chuẩn bị kết hôn. Lúc này, ông không có đủ tiền làm của hồi môn cho con gái. Nghèo khổ là vậy nhưng Diderot lại vô cùng nổi tiếng vì ông là đồng sáng lập và tác giả bộ Encyclopédie, một trong những bộ từ điển bách khoa toàn diện nhất thời đại.

Khi nữ hoàng Catherine Đại Đế của Nga nghe nói về khó khăn tài chính của Diderot, bà đã đề nghị mua lại thư viện của ông với giá 1.000 bảng Anh, bằng xấp xỉ 50.000 USD vào năm 2015. Bỗng chốc, Diderot trở nên giàu có.

Không lâu sau vụ mua bán may mắn này, Diderot đã mua một chiếc áo choàng mới màu đỏ tươi. Và rồi mọi chuyện không ổn bắt đầu từ đây.

Hiệu ứng Diderot

Chiếc áo choàng mới của Diderot quá đẹp. Đẹp đến nỗi ông ngay lập tức nhận ra rằng chiếc áo đang lạc lõng giữa những vật dụng tầm thường trong nhà. Theo lời ông thì chiếc áo choàng và những đồ vật còn lại không hề hòa hợp và tương xứng với nhau. Rồi ông cảm thấy mình nên mua những đồ dùng mới để cho phù hợp với chiếc áo đẹp đẽ của mình.

Ông thay thế tấm thảm cũ bằng một chiếc mua từ Damascus. Ông trang trí nhà của mình với những bức tượng và chiếc bàn ăn tốt hơn. Ông còn mua một chiếc gương mới và chiếc ghế rơm bị bỏ đi, thay bằng một chiếc ghế da mới.

Hành vi mua sắm theo cảm hứng này được biết đến với tên gọi hiệu ứng Diderot.

Theo hiệu ứng Diderot, việc sở hữu một món đồ mới sẽ dẫn đến việc tạo ra vòng xoáy mua sắm khiến bạn muốn mua nhiều thứ hơn nữa. Kết quả là chúng ta sẽ mua rất nhiều thứ mà bản thân trước đây không hề cần để cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn.

Giống như nhiều người khác, tôi cũng là nạn nhân của hiệu ứng Diderot. Gần đây tôi có mua một chiếc xe mới, kéo theo đó tôi mua thêm tất cả những thứ đồ linh tinh để để vào trong xe. Tôi mua một chiếc máy đo áp suất lốp, bộ sạc di động trên xe hơi, một chiếc ô phụ, con dao bỏ túi, hộp cứu thương, đèn pin, chăn khẩn cấp và thậm chí cả dụng cụ cắt dây an toàn.

Tôi đã từng sử dụng chiếc xe cũ gần 10 năm và tôi thấy rằng chẳng có thứ gì trong danh mục kể trên tôi cần mua cả. Tuy nhiên, sau khi nhận chiếc xe mới, tôi lại rơi vào vòng xoáy mua sắm giống như Diderot.

Bạn có thể phát hiện những hành vi tương tự trong nhiều khía cạnh cuộc sống:

– Bạn mua một chiếc váy mới và chợt nhận ra cần có đôi giày và hoa tai phù hợp hơn.

– Bạn mua cho con mình một con búp bê và tiếp tục mua thêm cho con búp bê đó nhiều phụ kiện mà bạn chưa từng biết đến sự tồn tại trước đây.

– Bạn mua bộ sô pha mới và chợt nhận ra bạn không hề thích bài trí của căn phòng lúc này. Vấn đề ở những chiếc ghế tựa, bàn trà, thảm hay là ở tất cả mọi thứ. Liệu bạn có cần thay đổi?

Xu hướng tự nhiên của cuộc sống là sự tích lũy. Hiếm khi chúng ta nghĩ đến việc đơn giản hóa, loại bỏ hay giảm bớt. Thay vào đó, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta luôn luôn là tích lũy, nâng cấp và tạo ra thêm.

Nắm vững hiệu ứng Diderot

Hiệu ứng Diderot cho chúng ta thấy mình cần hiểu để biết cách chọn lựa, loại bỏ và tập trung vào những thứ thật sự quan trọng.

Giảm tiếp xúc. Hầu như tất cả mọi thói quen đều được khởi xướng bởi những nhân tố gợi nhắc hay kích thích. Một trong những cách nhanh nhất làm giảm sức mạnh của hiệu ứng Diderot là tránh những nhân tố gợi nhắc bạn đến việc mua sắm. Hãy hủy đăng ký theo dõi những email quảng cáo. Hãy từ chối nhận catalogue từ các tạp chí và không nhận thư giới thiệu của họ. Hãy gặp gỡ bạn bè ở công viên thay vì trung tâm thương mại. Chặn các trang web mua sắm yêu thích.

Mua những đồ phù hợp với bản thân bạn hiện tại. Bạn không cần phải bắt đầu từ đầu mỗi khi bạn mua một cái gì đó mới. Khi mua quần áo mới, hãy tìm những bộ đồ phù hợp với tủ quần áo hiện tại của bạn. Khi nâng cấp những thiết bị điện tử mới, hãy chắc chắn rằng nó phù hợp với những đồ dùng hiện có để tránh phải mua thêm sạc, bộ chỉnh lưu hay dây cáp.

Tự đặt giới hạn cho bản thân. Sống một cuộc sống hạn chế bằng cách tạo ra những giới hạn cho bản thân, như ví dụ tuyệt vời của Juliet Schor trong cuốn The Overspent American:

“Hãy tưởng tượng một nhóm dân cư trong thành phố tổ chức cho các bậc phụ huynh ký cam kết không mua giày thể thao quá 50 USD cho con. Nhân viên của trường mẫu giáo yêu cầu bạn chi không quá 75 USD cho mỗi bữa tiệc sinh nhật. Hội phụ huynh của trường thuyết phục 80% phụ huynh giới hạn thời gian xem phim của học sinh không quá 1 giờ mỗi ngày… Tất cả đều là những thứ các bậc cha mẹ nghĩ rằng họ cần phải cho con họ nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu thoải mái của con”.

Mua một, cho đi một. Mỗi lần mua một món đồ mới hãy cho đi một món đồ cũ. Mua TV mới ư? Hãy cho người khác chiếc TV khác thay vì chuyển nó đến căn phòng khác. Ý tưởng này nhằm hạn chế số lượng đồ đạc tăng thêm. Hãy luôn lựa chọn kỹ càng để cuộc sống của bạn chỉ có niềm vui và hạnh phúc.

Sống một tháng mà không mua đồ mới. Đừng cho phép bản thân bạn mua đồ mới trong vòng một tháng. Thay vì mua một chiếc máy cắt cỏ mới, hãy mượn của nhà hàng xóm đi. Mua áo ở cửa hàng đồ cũ chứ không phải trung tâm mua sắm. Khi chúng ta càng biết nghiêm khắc với bản thân thì chúng ta xoay xở mọi thứ càng dễ dàng hơn.

Từ bỏ mong muốn sở hữu nhiều thứ. Mong muốn sở hữu của con người dường như vô tận. Luôn có thứ gì đó mới mẻ mà bạn muốn mua. Khi có chiếc Honda thì bạn muốn mua Mercedes. Khi đã có Mercedes, bạn lại mơ ước một chiếc Bentley. Khi đã có Bentley, bạn lại mơ tưởng đến Ferrari… Hãy nhớ rằng mong muốn sở hữu vật chất chỉ là một suy nghĩ tâm trí bạn đưa ra không phải là mệnh lệnh bạn phải tuân theo.

Làm cách nào để vượt qua?

Xu hướng tự nhiên của chúng ra là tiêu thụ nhiều hơn chứ không phải ít đi. Với xu hướng này, tôi tin rằng cần có những bước tích cực để hạn chế thói quen mua sắm theo cảm hứng nhằm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Như Diderot từng nói: “Hãy để trường hợp của tôi thành bài học cho mọi người. Nghèo khó có cái tự do của nghèo khó mà giàu sang có cái trở ngại của giàu sang”.

Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ

Sự thật trần trụi về “độ sạch” của các loại thực phẩm thời hiện đại

Đâu mới là thước đo an toàn cho thức ăn chúng ta mua hàng ngày? Và liệu những thông tin ghi trên bao bì đáng tin đến mức nào?

Thực phẩm bẩn đã trở thành một chủ đề mang tính thời sự trên toàn thế giới. Vâng, không lầm đâu, toàn thế giới chứ không phải ở một vài nước đang phát triển.

Nhân loại ở khắp nơi nơi đều phải nơm nớp lo sợ với “căn bệnh nan y” này. Từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, nhiều loại thực phẩm giả hay kém chất lượng vẫn đang hằng ngày đội lốt “sạch, chuẩn vệ sinh” để được bày bán trên các quầy hàng.

Thực phẩm bẩn len lỏi mọi ngõ ngách

Dựa vào kết quả phân tích nhiều lô bột kinh giới khô (oregano), một loại gia vị đồng thời cũng là thảo dược bày bán trên thị trường, xét nghiệm viên tại Phòng thí nghiệm trường ĐH Belfast (Anh quốc) nói rằng họ thấy tương đối thường xuyên các sản phẩm được trộn thêm thành phần không ghi trên bao bì.

Thậm chí, một số trường hợp đến 40% cái gọi là bột “kinh giới khô” thực chất lại đến từ lá của loại cây khác như oliu hoặc sim.

Ngoài việc bị trộn thêm hàng giả có giá rẻ hơn để nhà sản xuất thu lợi, thì các sản phẩm bột thảo mộc này còn trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng do khâu sơ chế không đúng cách. Theo Chris Elliott, Giám đốc Viện An ninh Lương thực toàn cầu, khi kiểm tra nồng độ thuốc trừ sâu trong các gói bột thì ông không hiếm bắt gặp những mẫu vượt ngưỡng cho phép.

Ví dụ nêu trên, chỉ là “hạt cát” trong rất nhiều trường hợp thực phẩm bẩn bị phát hiện trên thế giới, mà thậm chí là ngay tại Anh, đất nước có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng nghiêm ngặt.

Thịt bò hay thịt ngựa?
Thịt bò hay thịt ngựa?

Một scandal động trời khác cũng xảy ra tại xứ sở sương mù là vào năm 2013, một số sản phẩm thịt bò chế biến sẵn bị phát hiện có chứa thịt ngựa với hàm lượng cao, dựa trên kết quả phân tích ADN. Trong đó có sản phẩm còn hoàn toàn thuần “ngựa” 100% chẳng thèm thêm tí “bò” nào.

Các sản phẩm bò giả hay bò độn như vậy đáng ngạc nhiên lại được trưng bày chễm chệ trên quầy hàng các chuỗi siêu thị lớn như Tesco, Aldi và được cung cấp cho trường học, bệnh viện, khách sạn trước khi bị vạch trần bởi một cuộc thanh tra thực phẩm.

Và càng có cơ sở lo ngại khi biết rằng gần như bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể bị tẩm hóa chất độc hại, không ngoại lệ gì cả. Chẳng hạn thuốc nhuộm công nghiệp, thứ dùng để nhuộm màu cho quần áo chúng ta, đôi khi được thêm vào gia vị để tạo nên màu sắc thẫm hơn.

Ngay cả đối với sữa, là mặt hàng dành cho trẻ nhỏ yêu cầu độ an toàn cao thì cũng không thoát khỏi “nạn dịch”. Kể từ khi giá của các sản phẩm sữa được thiết lập theo hàm lượng protein chứa bên trong, những kẻ lừa đảo đã cố tình thêm các nguồn protein khác vào trong sữa đã pha loãng, như protein từ gạo hay… da động vật phế liệu thủy phân, trích theo báo cáo của Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông năm 2011.

Còn trước đó, hẳn chúng ta chưa quên vụ bê bối sữa chứa melamine tại Trung Quốc năm 2008. Tuy không phải protein thật, nhưng khi trộn lẫn melamine vẫn làm tăng khống hàm lượng protein, do phương pháp kiểm tra thông qua lượng nitơ khi đó không phân biệt nitơ có trong melamine và axit amin.

Và hậu quả khi hấp thụ melamine là gì? Nếu thẩm thấu lâu ngày qua đường tiêu hóa, melamine có thể gây sỏi thận, ung thư bàng quang và tổn thương khả năng sinh sản.

Nhưng như thế có vẻ chưa đủ độc, các hóa chất còn kinh khủng hơn đã được cho vào loại thực phẩm nhạy cảm này. Do sữa dễ hư hỏng trong quá trình vận chuyển, đặc biệt tại các quốc gia có thời tiết nóng nên một số nhà sản xuất vô lương tâm đã dùng chất bảo quản, vốn bị cấm hay được cho phép với lượng rất hạn chế có mặt trong sữa.

Thế nhưng, tại Brazil tình trạng lén thêm chất bảo quản vô tội vạ đã trở thành một vấn nạn nhức nhối. Và thật đáng sợ khi biết rằng các chất thêm vào được phát hiện gồm có cả formaldehyde, hydrogen peroxide, natri hypoclorit hay còn gọi là thuốc tẩy… Chúng đều vô cùng nguy hại với cơ thể khi uống phải.

Nguồn gốc của thực phẩm bẩn

Không khó để giải đáp tại sao người ta lại tạo ra thực phẩm bẩn: chính là tiền. Thay thế hàng thật bằng hàng “fake” có giá rẻ hơn, thêm hóa chất để bảo quản, nâng cao giá trị cảm quan của thực phẩm. Tất cả chỉ nhằm mục đích giảm chi phí bỏ ra nhưng tăng lợi nhuận thu vào trong thời buổi kinh tế thị tường.

Vì tiền thôi...
Vì tiền thôi…

Hơn nữa, hiện tại thị trường bán lẻ thực phẩm toàn cầu như một mảnh đất màu mỡ trị giá lên tới 4.000 tỉ USD (khoảng 88 triệu tỉ đồng) và đang trên đà phát triển nhanh chóng, dẫn đến thu hút số lượng lớn khâu trung gian tham gia. Tuy nhiên, khi con đường thực phẩm đến tay người dùng càng trở nên phức tạp thì độ rủi ro lại càng tăng.

Theo Chris Van Steenkiste – điều tra viên chuyên về hàng giả tại Europol, những thương vụ thực phẩm bẩn không chỉ tự phát, mà một số còn có sự nhúng tay của tội phạm có tổ chức hay mafia.

Vậy đối phó cách nào đây?

Về phía người tiêu dùng, dẫu biết trong “ma trận” thực phẩm bẩn đang bủa vây ngày nay việc phân biệt thật giả rất khó khăn, tuy vậy cẩn trọng chẳng bao giờ thừa.

Lựa chọn kĩ lưỡng nguồn cung, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, cập nhật thông tin nhận biết hàng kém chất lượng là cách tốt nhất bạn có thể tự thực hiện để bảo vệ chính mình.

Hãy tự giúp bản thân trước khi ai khác có thể
Hãy tự giúp bản thân trước khi ai khác có thể

Còn với những nhà khoa học đi đầu trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, họ cũng đang phát triển phương pháp kiểm tra chính xác và tiện lợi hơn như thiết bị đo quang phổ cầm tay, hình ảnh tia X, hay dao “thông minh” giúp phân tích thành phần thức ăn chỉ qua một vết cắt.

Tóm lại, bi quan mà nói việc xóa bỏ hoàn toàn vấn đề gian lận thực phẩm là rất khó. Tuy nhiên, ít nhất hãy tự chuẩn bị kỹ lưỡng cho bản thân, hạn chế ăn uống tại những nguồn không đảm bảo. Bạn sẽ ổn thôi!

Theo Trí thức trẻ/Kênh 14

Hiệu ứng akrasia – “căn bệnh” từ cổ chí kim của những người thích trì hoãn

Vào mùa hè năm 1830, Victor Hugo phải đối mặt với thời hạn nộp bài bất khả thi. Một năm trước, đại văn hào người Pháp đã thỏa thuận với nhà xuất bản rằng ông sẽ viết quyển sách mới với tựa đề The Hunchback of Notre Dame.

Thay vì viết sách, Hugo dành cả năm sau đó theo đuổi những công việc khác, tiếp đãi khách và trì hoãn việc sáng tác. Nhà xuất bản của Hugo tỏ ra khó chịu vì ông cứ trì hoãn hết lần này đến lần khác và rồi đáp trả bằng cách đặt ra một thời hạn nộp tác phẩm khó hoàn thành. Họ yêu cầu Hugo hoàn thành quyển sách vào tháng Hai năm 1831 – thời hạn còn lại chưa đến 6 tháng.

Hugo lập ra một kế hoạch nhằm đánh bại sự trì hoãn. Ông thu gom toàn bộ quần áo, đem ra khỏi phòng ngủ, bỏ vào rương và khóa lại. Trên người ông không còn gì khác ngoài một chiếc khăn choàng lớn. Khi không có quần áo phù hợp nào để ra ngoài, Hugo không còn bị cám dỗ bởi việc rời khỏi căn nhà và bị xao nhãng nữa. Lựa chọn duy nhất của ông là ở lại trong nhà và viết lách.

Chiến thuật của ông đã có tác dụng. Hugo chú tâm vào việc viết lách mỗi ngày và hăng say sáng tác trong suốt mùa thu và mùa đông năm 1830. Tác phẩm The Hunchback of Notre Dame được xuất bản vào ngày 14 tháng 1 năm 1831, sớm hơn thời hạn 2 tuần.

AKRASIA – VẤN ĐỀ TỪ CỔ CHÍ KIM

Nhân loại đã biết đến sự trì hoãn suốt nhiều thế kỷ. Ngay cả các nghệ sĩ sáng tác nhiều như Victor Hugo cũng không hề “miễn nhiễm” với những yếu tố gây xao nhãng trong cuộc sống thường ngày. Thật ra, thói quen này kéo dài đến mức những hiền triết người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra một từ diễn tả kiểu hành vi này: Akrasia.

Akrasia là trạng thái hành động mà không biết chắc việc đó có nên làm hay không. Tức là bạn làm việc này dù biết mình nên làm việc khác. Akrasia có thể được tạm dịch là sự trì hoãn hoặc thiếu tự chủ. Nó chính là yếu tố cản trở bạn theo đuổi đến cùng những gì mình đã bắt đầu.

Tại sao Victor Hugo lại cam kết viết quyển sách rồi sau đó lần lữa suốt một năm? Tại sao ta lập kế hoạch, đưa ra thời hạn và cam kết đạt mục tiêu, nhưng sau đó lại chẳng theo đuổi đến cùng?

TẠI SAO TA LẬP KẾ HOẠCH NHƯNG LẠI KHÔNG HÀNH ĐỘNG?

Một cách giải thích cho việc vì sao akrasia lại làm chủ cuộc sống của chúng ta và ta cứ bị cuốn vào sự trì hoãn có liên quan đến một thuật ngữ trong kinh tế học hành vi được gọi là: “tính không đồng nhất về thời gian”. Thuật ngữ trên nói về xu hướng của não bộ con người trong việc coi trọng phần thưởng trước mắt hơn phần thưởng trong tương lai.

Khi bạn lập ra những kế hoạch cho bản thân – chẳng hạn như đặt mục tiêu giảm cân, viết một quyển sách hay học một ngôn ngữ mới – thật ra bạn đang lập ra kế hoạch cho mình trong tương lai. Bạn đang hình dung về cuộc sống mà mình mong muốn trong tương lai và khi nghĩ về tương lai, não bộ của bạn dễ dàng nhìn thấy giá trị của việc bắt tay vào hành động cùng những lợi ích lâu dài.

Tuy nhiên, đến khi phải quyết định, bạn không còn đưa ra sự lựa chọn cho phiên bản tương lai của mình nữa. Lúc này bạn đang ở hiện tại và não bộ chỉ nghĩ về phiên bản của bạn trong hiện tại. Và các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng phiên bản ở thời điểm hiện tại thích phần thưởng trước mắt chứ không phải lợi ích lâu dài. Đây chính là lí do vì sao có thể bạn đi ngủ trong tâm trạng hào hứng tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống, nhưng khi thức dậy lại thấy mình trở về với những thói quen cũ. Não bạn chỉ đánh giá cao những lợi ích lâu dài khi những lợi ích đó vẫn ở tương lai, nhưng nó sẽ đánh giá cao phần thưởng trước mắt lúc nó đang ở thời điểm hiện tại.

Đây chính là lí do vì sao khả năng chống lại cám dỗ của lợi ích trước mắt lại có thể dự đoán chính xác thành công trong cuộc sống. Nắm được cách chống lại sự hấp dẫn của phần thưởng trước mắt – nếu không thể duy trì thì ít nhất thỉnh thoảng cũng phải thực hiện – sẽ giúp bạn kết nối khoảng cách giữa vị trí bạn đang đứng hiện tại và nơi bạn muốn đến.

LIỀU THUỐC CHO AKRASIA: 3 CÁCH ĐÁNH BẠI SỰ TRÌ HOÃN

Sau đây là 3 cách giúp bạn vượt qua hiệu ứng akrasia, đánh bại sự trì hoãn, và theo đuổi đến cùng những gì mình đã bắt tay vào thực hiện.

Chiến thuật 1: Lên kế hoạch cho hành động trong tương lai.

Khi Victor Hugo cất hết quần áo rồi khóa lại để có thể tập trung vào viết lách, ông đã tạo ra một thứ mà các nhà tâm lý gọi là “chiến lược ràng buộc”. Chiến lược ràng buộc là chiến lược giúp cải thiện hành vi bằng cách gia tăng các trở ngại hoặc hậu quả của những hành vi xấu, hoặc giảm thiểu mức nỗ lực cần bỏ ra để thực hiện hành vi tốt.

Bạn có thể kiềm chế thói quen ăn uống trong tương lai bằng cách mua thực phẩm được đóng thành từng gói rời thay vì gói lớn. Bạn có thể ngưng lãng phí thời gian sử dụng điện thoại bằng cách xóa hết các trò chơi hoặc ứng dụng truyền thông xã hội. Bạn có thể giảm khả năng ngồi chuyển hết kênh này đến kênh khác một cách vô ích bằng cách giấu ti-vi vào tủ và chỉ lấy ra vào những ngày có trận đấu lớn. Bạn có thể tạo quỹ khẩn cấp bằng cách cài đặt tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm. Đây chính là những chiến lược ràng buộc.

Tuy tình huống khác nhau, nhưng thông điệp lại như nhau: chiến lược ràng buộc có thể giúp bạn lên kế hoạch cho những hành động trong tương lai. Tìm cách tự động hóa hành vi của mình trước thay vì dựa vào sức mạnh ý chí trong hiện tại. Hãy trở thành kiến trúc sư cho những hành động trong tương lai của mình chứ đừng là nạn nhân của những hành động đó.

Chiến thuật 2: Giảm mâu thuẫn của việc bắt tay vào làm.

Cảm giác dằn vặt và khó chịu của việc trì hoãn thường tồi tệ hơn nỗi khổ khi thực hiện công việc. Theo lời Eliezer Yudkowsky, “Lúc nào cũng vậy, giữa quá trình thực hiện công việc thường dễ chịu hơn so với giai đoạn trì hoãn.”

Vậy tại sao ta vẫn cứ trì hoãn? Vì cái khó không nằm ở quá trình thực hiện công việc mà ở thời điểm bắt đầu. Chướng ngại mâu thuẫn khiến ta lần lữa không bắt tay vào hành động thường chủ yếu xảy ra vào lúc bắt đầu một hành vi. Một khi đã bắt tay vào việc, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi thực hiện công việc. Đây chính là lí do vì sao xây dựng thói quen bắt đầu hành động khi dự định tập một thói quen mới lại thường quan trọng hơn việc lo lắng xem bạn có thành công hay không.

Bạn cần phải liên tục thu nhỏ mức độ những thói quen xấu của mình. Hãy dồn tất cả nỗ lực và năng lượng vào việc xây dựng một thói quen và tạo điều kiện cho mình bắt đầu thực hiện nó một cách dễ dàng nhất có thể. Đừng lo lắng về kết quả cho đến khi đã thuần thục khả năng duy trì thói quen.

Chiến thuật 3: Áp dụng những ý định thực hiện.

Ý định thực hiện là khi bạn nêu rõ ý định thực hiện một hành vi cụ thể vào một thời điểm xác định trong tương lai. Ví dụ, “Mình sẽ tập thể dục ít nhất 30 phút vào [ngày tháng] tại [địa điểm] lúc .” Có hàng trăm nghiên cứu thành công chứng minh được những tác động tích cực của ý định thực hiện đối với mọi thứ từ thói quen tập thể dục đến tiêm thuốc phòng bệnh cúm. Trong nghiên cứu về tiêm phòng cúm, các nhà nghiên cứu đã xem xét một nhóm 3.272 nhân viên của công ty Midwestern và khám phá ra rằng nhân viên nào viết ra ngày tháng và thời gian cụ thể mà họ dự định đi tiêm ngừa có xu hướng thực hiện theo đúng kế hoạch vào những tuần sau đó cao hơn rất nhiều.

Nói rằng việc lên lịch trước cho mọi việc sẽ tạo ra khác biệt nghe có vẻ đơn giản, nhưng như tôi đã đề cập bên trên, những ý định thực hiện có thể tăng khả năng bạn thực hiện hành động trong tương lai lên gấp 2-3 lần.

CHỐNG LẠI AKRASIA

Não bộ của ta thích phần thưởng trước mắt hơn lợi ích lâu dài. Đây chỉ là hệ quả của cách mà tâm trí ta hoạt động. Do xu hướng này, ta thường phải dùng đến những chiến thuật điên rồ mới có thể hoàn thành mọi việc – cũng như Victor Hugo cất hết quần áo mới có thể viết sách. Nhưng tôi tin việc dành thời gian xây dựng những chiến lược ràng buộc thế này hoàn toàn xứng đáng nếu bạn xem trọng các mục tiêu.

Aristotle đã đặt ra thuật ngữ trái nghĩa với akrasia là enkrateia. Trong khi akrasia diễn tả xu hướng chúng ta trở thành nạn nhân của sự trì hoãn, enkrateia có nghĩa là “có khả năng làm chủ bản thân”. Hãy lập kế hoạch cho hành động của mình trong tương lai, giảm sự mâu thuẫn của việc bắt đầu thói quen tốt, và áp dụng ý định thực hiện là những bước đơn giản mà bạn có thể làm để giúp mình dễ chịu hơn khi sống một cuộc đời theo xu hướng enkrateia thay vì akrasia.

Theo Trí thức trẻ/CafeBiz

30 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH BẠN CẦN LẮNG NGHE

1. Đừng nên dễ dàng tin vào những gì bạn nghe, đừng tiêu xài hết tiền bạn đang có, không nên muốn ngủ bao lâu thì ngủ.

2. Xin thành thật và thật lòng khi nói câu: “Anh yêu em.”, “Em yêu anh.”

3. Bất kể lúc nào khi nói lời xin lỗi, hãy nhìn thẳng vào mắt của đối phương.

4. Hãy tin vào tiếng sét ái tình.

5. Đừng bao giờ coi thường mơ ước của người khác.

6. Bạn có thể bị tổn thương nếu yêu một người một cách say đắm, nhưng nó là phương pháp duy nhất khiến con người bạn trở nên toàn diện.

7. Dùng phương pháp tinh vi và xác thực để giải quyết tranh chấp, không nên xúc phạm người khác.

8. Đừng bao giờ đánh giá con người qua bề ngoài.

9. Nói từ từ nhưng phải suy nghĩ nhanh.

10. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và hỏi: “Tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”.

11. Gọi điện thoại cho mẹ, nếu không thể, ít nhất trong lòng bạn phải nghĩ về mẹ.

12. Một khi gặp phải thất bại, bạn nên nhớ lấy đó làm kinh nghiệm học tập của bạn.

13. Hãy ghi nhớ ba chữ “trọng”: tôn trọng mình; tôn trọng người khác; giữ lấy tôn trọng, phải có trách nhiệm đối với hành vi của mình.

14. Đừng nên để việc tranh chấp nhỏ hủy hoại đi tình bạn vĩ đại.

15. Hãy kết hôn với người mà bạn thích chuyện trò với người đó, vì khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện, thích chuyện trò là một ưu điểm lớn.

16. Nên chấp nhận sự thay đổi, nhưng không phải vứt bỏ quan niệm của mình.

17. Hãy nhớ rằng, im lặng là vàng.

18. Hãy dành nhiều thời gian để đọc sách, ít xem ti vi.

19. Tin tưởng vào phật tổ hay thượng đế, nhưng đừng quên những việc nhỏ nhặt như khóa cửa nhà.

20. Khi bạn cãi vã với người yêu, xin hãy giải quyết bằng lý trí, không nên moi những gì đã qua ra nói.

21. Đừng trốn tránh ngày hôm qua.

22. Nên chú ý ý nghĩa từng câu nói của bạn.

23. Cùng chia sẻ kiến thức của bạn với người khác.

24. Hãy làm những gì mà bạn phải làm.

25. Đừng nên tin người không bao giờ nhắm mắt khi hôn bạn.

26. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, nên làm nhiều việc thiện khi bạn còn sống, đó là một cách trả báo tốt nhất cho bạn.

27. Hiểu sâu và lý giải đúng tất cả các quy tắc, hợp lý cải tiến những quy tắc đó.

28. Ghi nhớ rằng: Quan hệ tốt nhất là yêu và cho người khác hơn là yêu cầu người khác.

29. Hãy nhìn lại mục đích mà bạn thề sẽ đạt được và phân tích mình đã thành công đến mức nào.

30. Bất luận trong nấu ăn hay trong tình yêu, bạn đều phải dùng 100% trách nhiệm trong thái độ đối xử.

Theo Keeng – FB

Bí mật lớn nhất của UX đã được khám phá!!!!

Tôi là fan hâm mộ lâu năm của Penn và Teller (2 nhà ảo thuật). Tôi đã từng xem tận mắt họ biểu diễn lần đầu tiên cách đây một tháng trước và hoàn toàn bị thuyết phục bởi màn trình diễn của họ.

Điều tôi thực sự yêu thích về Penn và Teller chính là họ thường xuyên “tiết lộ phía sau cánh gà” và chỉ ra họ đã làm thế nào với màn ảo thuật của mình.

Những nhà ảo thuật khác thường tạo ra sự huyền ảo và bí mật xung quanh công việc của họ, nhưng Penn và Teller thì không nằm trong số đó. Họ biết họ đang “diễn”, khiến khán giả bị lừa, do đó giúp mọi người biết họ đang làm gì nhờ việc công khai cách làm và cũng “hy vọng” bạn có thể học được điều gì đó.

Sức hấp dẫn từ công việc của họ khiến tôi có cảm hứng để viết một bài viết về “phía sau cánh gà” của một điều “bí mật” về Trải nghiệm người dùng.

Như Penn và Teller chế giễu những nghệ sĩ như Criss Angel, tôi cũng từng gặp khá nhiều kiểu người thiết kế UX, những người luôn tự đánh giá rất cao bản thân.

Những loại người này khiến tôi thất vọng, vì những gì thuộc về UX chuyên sâu thực sự là dễ dàng để học và áp dụng. Đó là lý do tôi víết tiểu luận, bài học và những chiến thuật xung quanh UX. Tôi muốn sáng tỏ bí mật và một cách tiếp cận dễ dàng cho mọi người.

Cuối cùng, đây là một số chìa khoá “bí mật” đằng sau UX được tiết lộ:

Chúng ta không phải là những nhà tiên tri

Tôi biết rất nhiều nhà thiết kế UX cho rằng họ là những chuyên gia thực sự về hành vi con người; biết rõ người khác trong lòng bàn tay.

Thôi nào

Đầu tiên, không ai là giỏi nhất. Nếu bạn nghĩ bạn chính là người giỏi nhất, người có thể hiểu tường tận hành vi cơ bản của con người từ cơ bản tới nâng cao thì bạn đã lầm trong một thế giới quan ngày nay. Một người UX thành công bắt đầu từ sự khiêm tốn, không kiêu ngạo.

Người thiết kế UX không thiết kế ra UX

Không thể thiết kế ra Trải nghiệm người dùng, vài trải nghiệm xảy ra khi người dùng đụng phải một tình huống và phải giải quyết nó. Họ có thể phản ứng tốt hoặc xấu.

Tất cả UX designer có thể làm là hiểu người dùng đủ tốt để thiết kế một loạt những đối tượng để tương tác và/hoặc những màn hình có ý nghĩa và giải quyết tốt cho người dùng – hy vọng kích động tích cực tới “trải nghiệm”.

Những kỹ năng UX quan trọng nhất là kỹ năng mềm.

Có một câu nói dân gian thường xuyên được cho rằng của Woody Allen: “90% cuộc sống mới chỉ được biết tới”. Tôi có thể nói rằng, nếu bạn là một người UX chuyên nghiệp, 10% còn lại sẽ lắng nghe, đồng cảm và giao tiếp.

Lắng nghe là cách để hiểu vấn đề và tiếp nhận phản hồi từ người dùng để xây dựng các giải pháp. Có sự đồng cảm với người dùng, vì thế bạn có thể quan tâm tới những người bạn đang làm để giúp họ.

Hãy là một người biết giao tiếp để bạn có thể gửi những giải pháp và trao đổi với những người sử dụng để giải quyết nó.

Đơn giản rất Khó

Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng thiết kế tốt nhất là thiết kế đơn giản. Nhưng tạo những thiết kế đơn giản hoá ra rất khó. Bạn không chỉ phải tranh đấu với bản năng của việc làm mọi thứ phức tạp hơn cần thiết, bạn còn phải tranh đấu với những tác động của người khác, những người cùng làm việc với bạn, gồm cả khách hàng, giám đốc sản phẩm…

Đó là lý do bạn cần…

Kỹ năng tranh luận

Không chỉ cần khả năng giao tiếp tốt, những người UX giỏi còn cần chứng minh quan điểm và đối mặt với những chỉ trích và hoài nghi từ những người không thích giải pháp mà những người UX đưa ra.

Đồng thời, người thiết kế UX với tinh thần mở và “sự tỉnh táo” có thể tranh luận về một điểm nhưng cũng đồng thời chấp nhận nếu họ sai. Bởi vì…

Thất bại là điều Ngạc nhiên tuyệt vời.

Trong xã hội của chúng ta, thất bại đáng xấu hổ; nếu bạn thất bại và đôi khi bạn là “loser – người thua cuộc”. Một phần rất lớn của UX design bao gồm cả thiết kế ý tưởng và kiểm tra thử nghiệm trên người dùng, và khi chúng ta sai thì chúng ta có thể học rất nhiều từ nó.

Cuối cùng, khi một thiết kế mà chúng ta tung ra không hiệu quả, chúng ta thấy rằng cách tiếp cận không khả thi. Một số tín hiệu từ hành vi người dùng tới từ việc thử nghiệm cho thấy người dùng không thể/không hiểu cách sử dụng.

Nó không phải là ngành Khoa Học Tên Lửa

Vâng, khi bạn làm một bài kiểm tra tính khả dụng hoặc nghiên cứu người dùng, bao gồm một số lượng nhất định những phân tích được đưa vào, nhưng nó không khó. Nếu có rất nhiều bài toán được đưa vào, thẳng thắn mà nói, tôi sẽ bỏ cuộc… vì tôi dốt toán.

Những trực giác thông thường là công cụ tốt nhất mà một người thiết kế có

Nếu một giải pháp thiết kế mà bạn tạo ra hoặc một mạng lưới được tạo ra mà vô dụng và nó sẽ không có nghĩa với người dùng cuối. Một tá những cảm xúc trực giác quen thuộc sẽ giúp các nhà thiết kế lọc ra những ý tưởng tốt từ những cái không tốt.

Đừng thử và đưa ra một thiết kế ít logic và vượt quá kỳ vọng.

UI Design không phải là thứ quan trọng

Tôi đã thiết kế nhiều màn hình và giao diện trong suốt thập kỷ qua, và điều tôi nói có thể làm cho các đồng nghiệp của tôi phát điên, nhưng tôi sắp nói ra ở đây:

Thiết kế giao diện chẳng có gì quan trọng đến thế (UI Design is not that important), điều thật khó mà để thốt nên lời. Từ cách đây mười năm thiết kế UI không dễ dàng, nhưng ngày nay chúng ta có rất nhiều mẫu thiết kế và những phương pháp áp dụng hoàn toàn có sẵn để đánh giá và sử dụng. Chúng ta có các hướng dẫn thiết kế từ rất nhiều phần mềm chính.

Tập trung vào chi tiết và đừng cố gắng làm lại những gì những người giỏi hơn đã làm.

Người thiết kế giỏi nhất biết người dùng, chứ không phải UI

Thiết kế giao diện không khó, Hiểu người dùng và tìm cách để tạo ra những thiết kế khiến đời sống họ tốt hơn – nó mới thực sự khó.

Những người thiết kế tốt nhất dành thời gian để cố gắng hiểu những đối tượng mà họ sẽ thiết kế bằng cách nghiên cứu và phỏng vấn. “Hiểu khán giả của bạn” là một tuyên bố thường nhật mà tôi hay nghe thấy, nó là điều hoàn toàn đúng trong thiết kế UX.

Kiểm tra tính khả dụng có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu

Tôi đã từng xây dựng ba phòng thí nghiệm về tính khả dụng trong sự nghiệp của mình, và cũng đã thực hiện những kiểm tra tính khả dụng quan trọng với một cái laptop trong một khu vực hoàn toàn yên tĩnh (một quán cà phê, một văn phòng vắng người).

Xây dựng một trung tâm nghiên cứu lớn để thực hiện những thứ đơn giản như kiểm tra ý tưởng ban đầu có vẻ như là làm quá mức cần thiết.

Người lập trình cũng có thể làm UX design (một số có thể làm rất tốt)

Tôi chưa bao giờ làm một phan hâm mộ của Silo (SLI – silo structure) trong các dự án, nơi mà một nhóm chuyên môn gồm các nhà thiết kế làm thiết kế và họ có trong tay các nhà lập trình để thực hiện.

Đó là lý do tôi thích làm việc trong một agile team (Nhóm linh hoạt), nơi các nhà phát triển làm các ý tưởng thiết kế như những Uxer làm. Tôi đã gặp rất nhiều nhà lập trình trong các năm qua, những người có thể tạo một màn hình có tính khả dụng tốt, thậm chí tốt hơn những người “UX chuyên nghiệp” thực hiện.

Nếu bạn đang trong một nhóm và loại đi những người chỉ vì họ không phải là người thiết kế “được công nhận”, được thôi, tôi xin chia buồn cùng bạn. Bạn đang bỏ lỡ những tài năng ngay bên cạnh.

Tính khả dụng là Không Đủ

Chúng ta đã vượt qua tính Khả dụng. Bây giờ, những người thiết UX phải nghĩ về sự mong muốn, về nội dung và về cách để cung cấp những tính năng hữu dụng hơn. Tính khả dụng như là “Tiền cược” vậy.

Chúng ta là những người Kể chuyện vì vậy hãy kể một câu chuyện hay

Giải thích là phần lớn những gì chúng ta làm; giải thích điều chúng ta phát hiện ra về người dùng, giải thích làm cách nào chúng ta giúp người dùng với những điều chúng ta đã thiết kế, giải thích tại sao những tính năng nhất định cần được nhấn mạnh hoặc giảm đi.

Cách tốt nhất để giải thích là kể một câu chuyện, bởi vì tất cả chúng ta là những người kể chuyện. Một trong số chúng ta giỏi việc đó, số khác thì không.

Những người giỏi nhất kể câu chuyện cuốn hút và những người chuyên nghiệp nhất đều biết rằng một câu chuyện chính là chìa khoá của mọi vấn đề.

Tác giả Joseph Dickerson – iDesign dịch từ Uxmag

Vòng đời – Circle life

Vòng đời người tròn như chiếc đồng hồ vậy. Nó chia ra, từng giây, từng phút, từng giờ, ngày – đêm, từng tuần,v.v…. đến vô tận. Ta gọi những thứ đó là “vòng sống” (Cirle life)

Có lẽ hơi trừu tượng với bạn đúng không? Khi mới bắt đầu tôi đã nói đến một triết lý mà ai cũng biết và ai cũng đang sống. Cũng như bạn, tôi nằm trong cái “Vòng sống” ấy.

Ngày của tôi có lẽ bắt đầu muộn hơn so với các bạn, 09:00 AM sáng là thời điểm bắt đầu công việc của tôi. Có lẽ là 10:00 vì dù sao 1 tiếng ấy với tôi chỉ là sự dạo đầu cho 12 tiếng đồng hồ với công việc. Nói 12 tiếng nghe có vẻ cho sang nhưng đôi lúc 1 ngày tôi chỉ xài 6 tiếng, 8 tiếng, 10 tiếng cho công việc. 12 tiếng đơn giản chỉ là 1 cách đánh lừa cái tính lười biếng của tôi mà thôi. Cứ như vậy, 10:00 – 12:00, 1 bữa trưa đôi lúc chẳng ăn gì, có thể 1 bịch bánh, sang hơn thì tự cho mình 1 bữa cơm với giá chỉ 17k, một cái giá cũng tạm ổn cho 1 nơi như ở TPHCM. Khẩu vị tạm ổn, tiếp đãi tốt đó là vài từ tôi định nghĩa cho cái quán ăn 17k mà tôi vẫn thường ghé.

Cơm xong, nước đủ… Có lẽ chỉ cần thêm 1 giấc ngủ trưa nữa là đủ cả 1 bữa tiệc trưa. Chẳng có gì to tát cho 1 giấc ngủ ở 1 Công ty chỉ vỏn vẹn 6 nhân viên nhưng mặt bằng thì như cái Hotel thế này. Nói cho sang là cái Hotel nhưng làm nhân viên quèn như chúng tôi chỉ toàn phải ngủ trên bàng, trên ghế mà thôi. Kẻ nhanh thì chọn ở bàn chỗ Studio chụp hình bên dưới để có máy lạnh cho mát, người thích thoải mái thì chiếc Sofa phía trên phòng làm việc lầu 1 sẽ là 1 lựa chọn lý tưởng…. Với tôi cũng khá hơn, tìm được 1 chỗ vừa yên tĩnh, vừa có máy lạnh, ít ai để ý… đơn giản 1 tội là phải nằm ngủ trên bàn; mà bạn biết đấy. Ngủ mà nằm bàn chẳng khác gì nằm đất gạch. Sự khác nhau đơn giản chỉ là độ cao của chiếc bàn nhìn có vẻ “có lý” hơn so với mặt đất khi bạn té ngã mà thôi. Thôi thì tiếp tục cho cơn ngủ nó trôi qua chưa đầy 30′ – 45′.

Hú….Huuuuuu…….!!!!!!!! Tiếc còi hú từ chiếc điện thoại báo thức tiếp tục 1 buổi chiều làm việc. Nhiều lúc muốn té và giật mình vì cái điện thoại này nhưng cũng không trách được. Muốn dậy thì phải thế… chứ sao giờ! Vẫn rất sợ tính lười biếng của mình…. 13:30 chiều.

…..Ầm ầm… bùm bùm…. tíc ta tíc tùm…. Cái âm thanh nghe có vẻ chói tai ấy luôn nhức ngồi trong những giờ làm việc yên tĩnh của mình…. 14:30 chiều….

Công việc cứ thế mà tiếp tục, cũng chẳng có gì mới mẻ chỉ toàn những thứ linh tinh. Khó trách được vì đang thời buổi khó khăn. Kinh tế chẳng có gì thì đâu ra tiền mà làm quảng cáo cho tụi mình. Chỉ biết ngồi, nghe brief, làm và chỉnh sửa. Đôi lúc đổi gió với vài cú điện thoại cho khách hàng để PR và xếp lịch hẹn, suốt mấy tháng gọi mà chỉ được 1 cuộc hẹn với khách hàng. Loay hoay mãi…. 17:00….

RENG….RENG….!!! …. 17:45, em yêu gọi:” đang làm gì đó? Ăn gì chưa? Tối nay rãnh hông?… blad blad…” Thế là tối đầy lại chở nàng đi ăn, đi dạo, đi xem đồ… Tiếc là nàng thì quá lười và sợ chuột để đi bộ với mình trong công viên dù mình rất thích cái cảm giác ấy. Thôi thì để mai mốt mình xuất quân làm dũng sĩ diệt chuột công viên cho nàng vậy….

Đèo nàng về sau 1 buổi tối như mọi bữa…. Ngóc nhìn cái điện thoại…. 22:00. Ngán ngẩm nhìn về con đường vắng trước nhà nàng mà cặm cuội chạy xe về nhà cách đấy khoản 15km – An Sương về KCN Sóng Thần.

Gió thì ào ào… xe thì cứ hú…. tốc độ cũng tầm 40 – 60km…..

22:35… về tới nhà. Tắm rửa, nghỉ ngơi…. thế là cũng 23:50. Làm gì với khoản thời gian còn lại ít ỏi đó nhỉ? Tâm trí thì mách bảo đi ngủ vì một tương lai sức khỏe trên hết, lý trí lại bảo rằng nên game để hưởng thụ 1 ngày dài… cho 1 nhan viên văn phòng. Có lẽ lý trí luôn chiến thắng, chỉ khi sự mệt mỏi tiếp sức cho tâm trí thì có lẽ kết quả đã khác. Nhưng các bạn cũng nên cám ơn “lý trí” của mình. Vì nếu không có nó thì có lẽ cũng đã không có cái Post này của ngày hôm nay….

01:33 phút đêm của ngày hôm sau…

….và thế ta lại tiếp tục “Vòng đời” (Circle life)….

Snickers thắng đậm nhờ chiến dịch SEO ngược đời (sưu tập)

Chiến dịch SEO mới đây nhất của Snickers nhắm mục tiêu đến những người đánh sai lỗi chính tả trên thanh tìm kiếm Google. Đây được xem là nước đi mạo hiểm nhưng đã đem lại hiệu quả cao

Trong khi tất cả các công ty đều đánh giá cao sự thông minh và hiệu quả của các chiến dịch SEO với các từ khóa tìm kiếm liên quan mật thiết đến hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình thì gần đây, hãng chocolate nổi tiếng Snicker đã đi một nước cờ mạo hiểm. Ấy thế mà kết quả của sự liều lĩnh này lại vô cùng khả quan! Chiến dịch SEO mới đây nhất của Snicker nhắm mục tiêu đến những người đánh sai lỗi chính tả trên thanh tìm kiếm của Google.

Ý tưởng được hình thành khi Snickers nhận ra rằng có rất nhiều nhân viên văn phòng hầu như không thể tiếp cận với mạng xã hội hay những phương tiện dễ dàng viral khác mà hãng này và nhiều công ty khác thường xuyên sử dụng để làm thương hiệu. Hầu hết các văn phòng có xu hướng chặn các loại trang liên quan đến tên của các sản phẩm, dịch vụ được quảng bá. Chiến lược này đã được thực hiện, nhằm vào những người sử dụng Google.

Poster Snickers

 

 

Snickers mua khoảng 25.000 các thuật ngữ tìm kiếm sai chính tả. Hãng đã “xắn tay áo” ngồi làm việc với Google để sắp xếp ra những cách thức viết sai thông dụng nhất của các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Mỗi khi có 1 từ khóa sai được người dùng tìm kiếm, một quảng cáo (do Snickers trả phí) sẽ xuất hiện và link trực tiếp tới website (bạn không thể đánh vần khi bạn đói.com). Nội dung của trang hết sức đơn giản. Hình ảnh chủ đạo của giao diện là một thanh kẹo Snickers với cái nhãn mác có các chữ Snickers bị đánh sai như Sikckers, Snickres,… liên tiếp thay đổi nhau bằng dạng flash. Đi kèm đó là một thông điệp từ thương hiệu: OH DEER, ITS HARD TO SPEL WHEN YOUR HUNGRY (Bạn thân mến, quả thật rất là khó khăn để viết đúng chính tả khi bạn đang đói!) và IF YOU KEAP MAKING TYPING MISTAKES GRAB YOURSELF A SNICKERS FAST (Nếu bạn còn tiếp tục mắc lỗi đánh máy, chộp nhanh một thanh Snickers nào!). Ở đây, chữ DEER (Dear), SPEL (spell) và KEAP (keep) bị Snickers cố tình viết sai chính tả. Trang này cũng mời gọi du khách truy cập vào Facebook Fanpage của Snickers.

Flash banner Snickers

 

Snickers và Công ty làm PR cho hãng (AMV BBDO, Anh) tuyên bố với chiến thuật tìm kiếm thông minh này, hãng đã tiếp cận được hơn 500.000 người thuộc đối tượng đã “khoanh vùng” . Tất nhiên, ngoài việc tiếp cận được những người đánh sai chính tả thì Snicker còn tiếp cận được cả những người vốn đã không biết cách đánh vần chính xác các từ.

Câu slogan và cũng là thông điệp của chiến dịch quảng cáo: “You are not you when your hungry” (Bạn không còn là chính mình khi đang đói) tạo ra một ngữ cảnh rộng lớn. Khía cạnh tuyệt vời của chiến lược này là không chỉ nhắm trúng những người đã quan tâm nên tìm kiếm cái tên thương hiệu Snicker mà còn nhắm trúng những người vốn cũng quan tâm đến thương hiệu, dù rằng trong lúc search họ không hề nghĩ đến cái tên thương hiệu trong đầu.

Xét một cách toàn diện, chiến dịch SEO ngược đời của Snickers đã hết sức thành công, trở thành một minh chứng điển hình cho những doanh nghiệp muốn đột phá và sẵn sàng thử nghiệm dù rằng đó là những ý tưởng tưởng chừng như ngớ ngẩn và mạo hiểm, đặc biệt là với việc marketing qua web.

Nguồn: genk.vn

Link

 

Từ bỏ tất cả để theo đuổi ước mơ thành nhà bảo tồn

Tôi đánh đổi hai năm kiến thức tẻ nhạt ở trường để chọn một khóa học diễn ra đúng 15 ngày tại Singapore. Biết bao người nói tôi khùng, nhưng tôi phải đi, phải nhìn ra thế giới, phải mạnh dạn dấn thân để mở mang tầm mắt thay vì cứ lẩn quẩn trong vòng tròn an toàn của mình.

Chị tôi vẫn thường bảo tôi ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân vì tôi đang theo đuổi một thứ đam mê không thể làm ra nhiều tiền bạc cho gia đình. Thứ đam mê có mục đích nghe rất cao cả và lạ lẫm với những người thành phố quanh năm suốt tháng chỉ biết đến kinh tế thị trường. Tôi muốn được kể cho mọi người khắp mọi nơi biết về một loại virus mang tên “human”, thứ virus có loại lành tính, có loại ác tính nhưng tăng nhanh số lượng một cách thần kỳ. Chúng đang tràn lan và gặm nhấm dần dần, từ từ màu xanh và vạn vật trên mặt đất này. Chúng đang làm cho Mẹ trái đất mang đầy thương tật và Người đang phải quằn quại vì đau đớn.

Như một cô bé con nghèo khó với giấc mơ trở thành nàng công chúa, tôi có rất nhiều mơ ước lớn lao, mà lớn nhất là giấc mơ trở thành người chữa bệnh cho trái đất này. Cuốn sách “Saving the Earth as a Career” đã làm tôi rất thích thú khi ví von rằng: “Nhà bảo tồn được xem là vị bác sĩ của quả đất”. Thay vì khoác áo blouse trắng, tôi sẽ mặc áo sơ mi đóng thùng, đội nón, đi giày và dùng ống nhòm dõi theo những loài động vật hoang dã, mỉm cười hiền lành khi thấy chúng hạnh phúc. Thay vì dùng ống nghe, máy đo huyết áp, máy siêu âm để chẩn đoán bệnh, tôi sẽ lội suối, leo núi, vào rừng, dùng các thiết bị nghiên cứu, dùng bộ óc và kiến thức để chẩn đoán những vấn đề đang xảy ra cho khu vực ấy.

Trong khi bác sĩ kê toa thuốc để chữa trị, thì tôi sẽ nghĩ ra phương án để người dân nghèo có việc làm, để rừng được bảo vệ, để động thực vật được an toàn, để màu xanh trở lại và phủ kín khắp mọi nơi. Thế đó, cô bé con ngày nào thường ngồi dán mắt vào màn hình tivi, háo hức với những chương trình khám phá thiên nhiên, thế giới động vật hoang dã nay đã trở thành một cô gái nghiên cứu về linh trưởng, về các loài khỉ, voọc, vượn và vẫn tiếp tục nuôi giấc mơ trở thành một nhà bảo tồn, một người bảo vệ các sinh vật đẹp đẽ của thiên nhiên Việt Nam.

Chông chênh lắm một giấc mơ. Nhớ những ngày đầu tiên của năm thứ 2 đại học, tôi cùng các bạn làm tình nguyện viên tại một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, được chăm sóc và tìm hiểu về các loài rùa, tê tê, vượn, kỳ đà, gấu. Nhờ công việc này mà tôi gặp được người thổi niềm tin cho giấc mơ ngày nào bay cao. Người ấy tên là Jane Goodall, một người bà hơn 70 tuổi với trên 50 năm cống hiến cho khoa học, cho sự nghiệp bảo vệ các loài linh trưởng và đã được nữ hoàng Anh phong tước “Hiệp sĩ môi trường”.

Jane Goodall cũng là một phụ nữ, nhưng biết hy sinh rất nhiều ở bản thân, vượt qua biết bao nhiêu khó khăn vất vả để cống hiến cho sự nghiệp chung của loài người, thì tại sao tôi lại không làm được? Đâu ai biết, những lúc bước chân mỏi mệt muốn chùn lại thì hình ảnh người phụ nữ đáng kính ấy lại hiện ra tiếp thêm động lực cho tôi bước tiếp.

Trong hoạt động nghiên cứu của mình, tôi đã được đi khắp mọi nơi trên đất nước, từ lội bùn sùm sụp ở rừng ngập mặn Cà Mau, Sóc Trăng cho đến leo lên đỉnh của những ngọn núi đá vôi nhọn hoắt ở vùng Hòn Chông, Kiên Giang. Từ rong ruổi con thuyền ở vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp, đến những đêm nằm trong lều trại lạnh buốt ở những vùng núi cao, rừng sâu.

Tôi đã đi dọc đường Trường Sơn, từ vùng rừng Kon Tum, đến Bạch Mã, Phong Nha, Cúc Phương, Ba Vì, rồi Ba Bể. Đi để chứng kiến cái cuộc sống khắc nghiệt của những người dân nghèo, chứng kiến những ngọn núi trơ trọi, khô khốc trong nắng gắt, chứng kiến sự phá hủy rừng núi một cách tàn bạo của con người đến đau lòng. Vừa thương rừng, thương những con vật, vừa thương cho những người nghèo khốn khó vì kế sinh nhai mà phải dựa vào rừng. Trong lòng tôi chất chồng không biết bao câu hỏi, biết phải làm sao đây, để thay đổi điều này?

Trở về trường đại học, tôi thấy các bậc anh chị đi trước đã phải loay hoay lắm, chật vật mãi với công việc nghiên cứu của mình, có rất nhiều người nắm mảnh bằng thạc sĩ trong tay mà có viết nổi một đề cương nghiên cứu bằng tiếng Anh đâu. Thất vọng! Tôi như đứa trẻ cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi một vùng đất ngột ngạt, nhàn nhạt và kém tiến bộ này. Tôi muốn đi học, không phải là học cao học trong nước để chỉ có mảnh bằng danh dự, tôi muốn học kiến thức từ các nước tiến bộ, muốn giỏi anh văn và chuyên môn để sớm quay về phục vụ nước nhà.

Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ với những gì đã chứng kiến, tôi không thể hoài phí thời gian và tuổi trẻ cho những tháng năm cứ đằng đẵng trôi với thứ năng lực còn kém cỏi của mình. Thay vì chọn thi cao học ở trường đại học, tôi lại chọn một khóa học nâng cao chuyên môn ngắn ở nước ngoài. Tôi đánh đổi hai năm kiến thức tẻ nhạt ở trường để chọn một khóa học diễn ra đúng 15 ngày tại Singapore, chỉ vì cả hai diễn ra cùng thời điểm. Biết bao nhiêu người đã nói tôi khùng, nhưng tôi phải đi thôi, phải nhìn ra thế giới, phải mạnh dạn dấn thân để mở mang tầm mắt thay vì cứ lẩn quẩn trong vòng tròn an toàn của mình.

Trở về từ khóa học, tôi quyết định nghỉ cả hai công việc mà tôi đang có, hai công việc mà biết bao người đang mong muốn, vừa là trợ giảng bên trường đại học, vừa là nhân viên của một công ty du lịch sinh thái. Mọi thứ có phải quá tuyệt vời lắm không cho một tương lai ổn định, một cuộc sống không khốn khó? Nhưng còn giấc mơ làm nhà bảo tồn của tôi thì sao?

Ở cả hai công việc này, tôi được bảo bọc, được tự do và an toàn nhưng quỹ thời gian của tôi lại dành hầu hết cho những thứ chẳng liên quan mấy đến niềm đam mê đã song hành cùng tôi trước đó. Đã mất nửa năm để định hướng đúng được điều mình thực sự muốn là gì, đã mất nửa năm để tự vấn chính mình, mất đi động lực và tiêu hủy cả niềm tin về cái gọi là sứ mệnh phải làm, tôi phải phá bỏ sự an toàn đang có để tiếp tục bám đuổi giấc mơ thôi. Và thế là tôi ra đi.

Thương ba mẹ với những lo lắng cho đứa con gái đang bình yên, ổn định thì bỗng dưng thất nghiệp. Tôi đã có những ngày dài chới với, bất lực và giấu mình trong nước mắt trước khi một lần nữa tìm thấy con đường và tiếp tục bước. Tôi phải đi du học, phải chạm đến trời Tây, nơi mà mở ra con đường ánh sáng mới để tiếp cận được các kiến thức tiến bộ, nơi khoa học đã cực kỳ phát triển, nơi mà nhà bảo tồn được tôn vinh như một nghề nghiệp cao quý, nơi tôi có thể thu về những điều hay và thú vị, từ đó phát triển trí sáng tạo và những ý tưởng để áp dụng cho quê nhà.

Tôi phải đi du học, để năng lực được lớn mạnh, để tiếng nói được coi trọng, khi trở về ắt hẳn sẽ làm được những điều tốt hơn cho đất nước. Tôi phải đi tới các phương trời, phải đặt chân đến những vùng đất mơ ước từng cuốn hút suốt tuổi thơ tôi, để một ngày tôi sẽ gặp được Jane Goodall, ôm chặt bà vào lòng và nói rằng “Con đã làm được”. Tôi đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Đức về bảo tồn động vật hoang dã và bắt đầu khóa học IELTS để bắt đầu hành trình tìm kiếm học bổng du học của mình.

Tôi tổ chức những buổi thuyết trình và chiếu phim cho sinh viên các lớp để truyền niềm hứng khởi, yêu thích thiên nhiên cho các em. Tôi chiếu những đoạn phim hay trong bộ “BBC- Planet Earth”, “BBC-Life” và phim “Home- 2009” với mong muốn tìm được những em sinh viên có đam mê, yêu thích giống mình, từ đó hỗ trợ các em làm nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học.

Liệu giấc mơ trở thành nhà bảo tồn đó có quá khó và vượt tầm với của tôi hay không? Có quá nhiều người đã nản lòng và từ bỏ. Họ từ bỏ vì cho rằng điều đó là không thể với điều kiện Việt Nam hiện giờ, vì tình yêu họ dành cho thiên nhiên không đủ lớn để vượt qua những thách thức cuộc sống, để có thể hy sinh, họ từ bỏ bởi vì họ đơn độc. Còn tôi, bên tôi có quá nhiều người thầy giỏi và tuyệt vời, có những người anh chị và bạn bè tốt, họ luôn hỗ trợ, nâng đôi cánh ước mơ của tôi thêm mạnh mẽ. Tôi ngậm ngùi chấp nhận mình là đứa ích kỷ vì gia đình bây giờ đang còn quá khó khăn nhưng tôi biết, khi tôi thành công với ước mơ đó thì chị tôi sẽ mỉm cười, ba mẹ tôi sẽ tự hào và gia đình tôi sẽ an vui.

Việt Nam ơi! Nếu nghĩ rằng cứu lấy những cánh rừng, những loài động vật là không thể thì tương lai của thiên nhiên Việt Nam sẽ đi về đâu. Nếu việc tàn phá rừng, tận diệt các loài thú còn tiếp diễn thì một ngày nào đó Việt Nam sẽ theo bước Haiti để trở thành một quốc gia nghèo đói và không còn nữa nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà chúng ta đang tự hào. Tôi muốn biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể!

Nguyễn Thị Tiên

66 CÂU PHẬT HỌC LÀM CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.

16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.

41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.

47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.